Bấm huyệt chữa viêm phế quản: Giải pháp hiệu quả nên thử

Phương pháp bấm huyệt chữa viêm phế quản không chỉ giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu mà còn cải thiện sức khỏe tổng thể, hạn chế sự lệ thuộc vào thuốc.

Bấm huyệt chữa viêm phế quản là gì?

Bấm huyệt là một phương pháp chữa bệnh thuộc lĩnh y học cổ truyền, sử dụng kỹ thuật ấn và xoa bóp các điểm huyệt đạo trên cơ thể để cải thiện lưu thông khí huyết và cân bằng năng lượng. Từ lâu, Đông y đã ứng dụng giải pháp này để điều trị rất nhiều vấn đề về sức khỏe, bao gồm cả bệnh viêm phế quản.

bam huyet chua viem phe quan giai phap hieu qua nen thu
Bấm huyệt chữa viêm phế quản là phương pháp điều trị không dùng thuốc đang được ứng dụng phổ biến trong YHCT

Những lợi ích của bấm huyệt trong điều trị viêm phế quản:

  • Giảm triệu chứng: Bấm huyệt có thể giảm hiệu quả các triệu chứng của viêm phế quản, bao gồm ho, đau ngực và khó thở.
  • Tăng cường miễn dịch: Thông qua việc kích thích các điểm huyệt đạo, phương pháp này có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao khả năng chống lại nhiễm trùng của cơ thể.
  • Giảm sự lệ thuộc vào thuốc Tây: Bấm huyệt là một lựa chọn tuyệt vời cho những người muốn tránh hoặc hạn chế sử dụng thuốc Tây y.
  • Cải thiện chức năng hô hấp: Bấm huyệt có thể giúp cải thiện lưu thông khí huyết đến phổi, từ đó nâng cao chức năng hô hấp.

Trước khi áp dụng bấm huyệt để điều trị viêm phế quản, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Đảm bảo rằng phương pháp này được thực hiện bởi chuyên gia có kinh nghiệm và đúng chuyên môn.

>> XEM THÊM: Trẻ bị viêm phế quản uống thuốc gì? 7 Loại tốt và an toàn cho bé

Cách bấm huyệt chữa viêm phế quản

Theo Y học cổ truyền, bệnh viêm phế quản có thể xảy ra do các chứng phong hàn hoặc phong nhiệt. Trong đó, các trường hợp mắc bệnh thể phong nhiệt thường được ứng dụng điều trị bằng bấm huyệt. Những đối tượng này thường xuất hiện các triệu chứng như ho, có đờm vàng đặc dính, thường xuyên khát nước kèm theo tình trạng sốt cao và không sợ lạnh.

Trước khi bấm huyệt điều trị viêm phế quản, người bệnh sẽ được xoa bóp vùng ngực để làm ấm cơ thể, giảm hiện tượng thở khò khè và xoa dịu cơn ho, từ đó thúc đẩy lưu thông dịch tiết hô hấp.

Bước 1: Xoa bóp vùng ngực và 2 bên mạn sườn

  • Trước tiên, hãy làm ấm bàn tay bằng cách xoa chúng vào nhau, có thể thêm tinh dầu để tăng hiệu quả.
  • Sau đó, nhẹ nhàng xoa ngực theo hình xoắn ốc và vỗ nhẹ, mỗi bên khoảng 10 lần để cải thiện tuần hoàn máu.
  • Cuối cùng, xoa nhẹ hai bên mạn sườn từ trên xuống dưới khoảng 30-40 lần để cải thiện chức năng phổi và giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu.

Bước 2: Tiến hành day ấn, bấm huyệt chữa viêm phế quản

Với mỗi vị trí huyệt đạo, bạn có thể tác động trong khoảng 1 – 2 phút với lực vừa đủ để làm nóng huyệt mà không gây đau đớn. Dưới đây là các huyệt thường được tác động:

+ Huyệt Đại chùy:

  • Vị trí: Huyệt này nằm ở phần sau cổ, cụ thể là ngay dưới đầu mỏm gai của đốt sống cổ thứ bảy
  • Tác dụng: Giảm viêm họng, viêm phế quản, các vấn đề liên quan đến vùng cổ, vai, lưng. cải thiện lưu thông máu lên não và giúp thần kinh được thư giãn.
bam huyet chua viem phe quan giai phap hieu qua nen thu DsX3
Bấm huyệt Đại Chùy không chỉ giúp thư giãn thần kinh mà còn hỗ trợ giảm nhẹ các dấu hiệu bệnh viêm phế quản

+ Huyệt Ngư tế:

  • Vị trí: Huyệt nằm trên bàn tay, cụ thể là trên phần mô của ngón tay cái. Khi gấp ngón tay trỏ vào lòng bàn tay, nếu bạn thấy đầu ngón trỏ chạm vào vị trí nào trên mô ngón cái thì đấy chính là huyệt Ngư Tế.
  • Tác dụng: Giảm các triệu chứng đau ngực, đau đầu, ho ra máu hoặc khàn tiếng do ảnh hưởng của bệnh viêm phế quản.

+ Huyệt Thiếu thương 

  • Vị trí: Huyệt nằm ở góc chân móng ngón tay cái, tại điểm giao giữa da mu tay và da gan tay.
  • Tác dụng: Giảm đau họng, viêm họng, hỗ trợ điều trị cảm lạnh, viêm phế quản.

+ Huyệt Phế du

  • Vị trí: Huyệt nằm trên lưng, ngang đốt sống ngực số 3 và 4 khoảng 1,5 tấc.
  • Tác dụng: Giảm ho, khó thở, sốt do âm hư, trị hen suyễn, viêm phế quản, cải thiện chức năng phổi.

+  Huyệt Xích trạch

  • Vị trí: Khi gấp khuỷu tay, huyệt nằm trong chỗ lõm ở phần ngoài của khuỷu tay, ngay phía trên gân cơ nhị đầu cánh tay.
  • Tác dụng: Giải độc, giảm viêm nhiễm đường hô hấp, cải thiện chức năng hoạt động của phổi.

+ Huyệt Liệt khuyết

  • Vị trí: Huyệt nằm trên cẳng tay, cách nếp gấp cổ tay khoảng 1,5 tấc về phía trên.
  • Tác dụng: Hỗ trợ giảm ho, làm dịu triệu chứng khó thở và cải thiện các vấn đề liên quan đến đường hô hấp.

>> THÔNG TIN THÊM: 4 Cách chữa viêm phế quản bằng tỏi hiệu quả từ dân gian

Chữa viêm phế quản bằng bấm huyệt có an toàn, hiệu quả không?

Như đã đề cập ở trên, bấm huyệt chữa viêm phế quản là phương pháp sử dụng áp lực lên các điểm huyệt cụ thể trên cơ thể để giảm triệu chứng và hỗ trợ quá trình hồi phục. Phương pháp này có thể mang lại một số lợi ích như giảm đau, giảm viêm và cải thiện sức khỏe hô hấp.

Tuy nhiên, hiệu quả và độ an toàn của phương pháp này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm kỹ năng của người thực hiện và tình trạng cụ thể của bệnh nhân.

bam huyet chua viem phe quan giai phap hieu qua nen thu ksCc
Bấm huyệt trị viêm phế quản không phải là giải pháp an toàn cho mọi đối tượng

Một số trường hợp không được khuyến cáo bấm huyệt chữa viêm phế quản vì có thể gây ra một số rủi ro nhất định. Bao gồm:

  • Bệnh nhân có bệnh tim mạch nghiêm trọng: Bấm huyệt có thể ảnh hưởng đến tuần hoàn và gây ra những biến chứng không mong muốn.
  • Phụ nữ mang thai: Một số điểm huyệt có thể ảnh hưởng đến thai kỳ và gây ra các vấn đề cho mẹ và bé.
  • Người bị loãng xương hoặc các bệnh về xương khớp: Áp lực từ bấm huyệt có thể làm tình trạng của họ trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Người có vết thương hở hoặc nhiễm trùng trên da: Bấm huyệt có thể làm tình trạng nhiễm trùng lan rộng hoặc trở nên nghiêm trọng.
  • Trẻ em và người cao tuổi: Cần thận trọng cân nhắc kỹ trước khi bấm huyệt vì cơ thể của họ nhạy cảm hơn.

Nguyên tắc cần nhớ khi bấm huyệt điều trị viêm phế quản

Khi sử dụng bấm huyệt chữa viêm phế quản, việc tuân thủ các nguyên tắc quan trọng sau đây sẽ giúp bạn đạt được hiệu quả tốt nhất và đảm bảo an toàn:

  • Bấm huyệt chỉ nên được thực hiện như là một phương pháp hỗ trợ. Không tự ý ngưng dùng thuốc hay các phương pháp điều trị viêm phế quản được bác sĩ chỉ định trong quá trình bấm huyệt.
  • Các trường hợp không có kinh nghiệm chuyên môn thì không nên tự bấm huyệt tại nhà.
  • Xác định chính xác các huyệt trước khi thực hiện.
  • Bấm huyệt với lực vừa phải, đủ để kích thích nhưng không gây đau hoặc khó chịu.
  • Thực hiện bấm huyệt đều đặn theo hướng dẫn của chuyên gia để đạt hiệu quả tối ưu.
  • Đảm bảo tay sạch sẽ và ấm áp trước khi bấm huyệt để tránh gây kích ứng da.
  • Tránh bấm huyệt khi đang có bệnh lý nghiêm trọng khác hoặc khi có tổn thương trên da tại vị trí huyệt đạo.

Bấm huyệt chữa viêm phế quản là phương pháp tự nhiên giúp giảm triệu chứng và cải thiện sức khỏe hô hấp. Để đạt hiệu quả tốt nhất, hãy thực hiện khi có sự đồng ý và hướng dẫn của chuyên gia có kinh nghiệm.

About admin

Check Also

Massage Dưỡng Sinh Trị Liệu Vùng Cổ Vai Gáy

Massage thư giãn dành cho nam

Massage Thư Giãn Dành Cho Nam: Tận Hưởng Sự Thoải Mái Và Phục Hồi Massage …

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *